Tại sao trứng bắc thảo có màu đen, và trứng bắc thảo có chì hay không?

Tại sao trứng bắc thảo có màu đen, và trứng bắc thảo có chì hay không?
21/04/2025
PHƯƠNG PHÁP HỌC | TIPS HỌC TIẾNG ANH Y KHOA | TIẾNG ANH Y KHOA

Hôm trước, khi viết về New Year's resolution, Med Lang Fanatic có đề cập đến việc chúng ta nên hướng con người chúng ta theo hướng mục tiêu đặt ra ban đầu luôn, chứ không chỉ bó hẹp trong việc thực hiện mục tiêu nữa. Ví dụ khi các bạn muốn cải thiện ngoại ngữ của mình, hãy đừng chỉ theo học các lớp Anh văn chuyên ngành, và gọi đó là đủ. Hãy tạo một môi trường trong đó bạn sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt, ví dụ thay vì tra Google bằng tiếng Việt, thì nay bạn tra 100% bằng tiếng Anh chẳng hạn.

Điều này làm mình nhớ lại về hồi mình còn là sinh viên. Một lần ngồi ăn có món trứng vịt bắc thảo, mình nhận ra là mình chẳng biết gì về món này cả, tại sao trứng lại đổi màu như vậy, là do phản ứng hóa học nào, và nếu có phản ứng hóa học thật, thì protein biến tính có ăn được hay không, và rồi mọi người bảo trong trứng bắc thảo có chì, liệu có chính xác hay không...

Rất nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu mình vào lúc đó, và sau một hồi tra cứu bằng tiếng Việt mà các kết quả không đáng tin lắm (vì không diễn giải theo lối khoa học), mình bắt đầu tra cứu bằng tiếng Anh.

Bắt đầu bằng từ khóa "century egg", mình bắt đầu tra cứu hoàn toàn bằng tiếng Anh. Và bắt đầu đọc về môi trường kiềm tạo ra bởi NaOH gây nên sự biến đổi của trứng, và lòng trắng trứng được rắn hóa, biến thành gelatin. Màu nâu nâu đen đen của lòng trắng trứng là do phản ứng Maillard xảy ra dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của môi trường kiềm. Gần đây chúng ta có thể thấy loại trứng bắc thảo với lòng trắng màu vàng, là do phản ứng Maillard giảm đi so với cách làm trứng bắc thảo đen... Còn rất nhiều điều hay ho về trứng vịt bắc thảo nữa mà mình sẽ không chia sẻ hết, để dành cho mọi người bắt đầu tra cứu và học hỏi bằng tiếng Anh nha.

Mình tìm được 2 tài liệu rất hay mà các bạn có thể đọc thêm:

- Tài liệu chia sẻ khá đầy đủ về thành phần dinh dưỡng của trứng bắc thảo: https://ysjournal.com/century-eggs-what-are-they/

- Video trực quan sinh động hơn về trứng bắc thảo: https://www.youtube.com/watch?v=jIybRPJXXDM

Và dù bạn đã biết những điều phía trên về trứng bắc thảo hay chưa, mình viết bài này không phải để chia sẻ về loại trứng này, mà chỉ để chúng ta thấy được rằng tiếng Anh có thể len lỏi vào cuộc sống đời thường của chúng ta như thế nào.

Và hãy nhớ rằng, biết được thêm một ngôn ngữ thì cuộc sống sẽ thú vị hơn biết là bao nhiêu.

Khóa học bổ trợ:

Đăng ký nhận tài liệu
tiếng Anh Y khoa!