Hay mình đổi cách học ngoại ngữ đi!
Hầu hết những người rất giỏi ngoại ngữ đều là những người tự học. Thật sự là hầu hết kiến thức về ngôn ngữ bạn đều có thể tự học không cần ai, nếu có đủ thời gian lục lọi tài liệu.
Bạn không cần một người viết lại lên bảng cách chia động từ bất quy tắc. Bạn có thể đọc và học thuộc từ vô vàn những cuốn sách. Bạn không cần một người hướng dẫn cách phát âm sao cho chuẩn. Bạn có thể tự nghiền ngẫm cách đọc trên từ điển và bắt chước theo. Bạn cũng không cần người liệt kê từ vựng theo chủ đề. Bạn có thể mua một vài cuốn sách và học mê mải 15000 từ.
Vậy thế quái nào mà bạn vẫn ngày ngày cắp sách đi học ngoại ngữ?
Bạn không học một mình được. Bạn cần định hướng. Bạn không có thời gian để lục lọi và tìm kiếm những từ sang chảnh và những mẫu câu hay ho. Bạn viết văn cần có người sửa lại cho từng câu. Bạn phát âm cần người sửa cho từng chỗ nhấn nhá. Bạn nghe chưa được, cần người nhấn hộ nút playback nhiều lần.
Thế bây giờ chúng ta thay đổi một chút nhé, chúng ta học theo kiểu mentor và mentee, có ổn không?
Mentor và mentee là cặp khái niệm không mới. Nhưng trước giờ chúng ta hầu như chỉ sử dụng cặp khái niệm này trong vấn đề phát triển sự nghiệp, định hướng kinh doanh hay cái gì đó từa tựa vậy. Chúng ta rất ít khi đề cập đến cặp khái niệm này trong chuyện học.
Theo cách này, mentee sẽ luôn là người phải vận động nhiều nhất, chủ động nhất. Mentor sẽ không giúp giải quyết những việc nhỏ nhặt hằng ngày như “Anh ơi, chỗ này dùng từ gì cho hay?”, hoặc “Anh ơi, từ này phát âm sao cho chuẩn?”, mà thay vào đó sẽ đưa những lời khuyên chiến lược giúp định hướng tốt hơn cho người học. Ví dụ như “Bây giờ trình độ nghe của em ở trình độ này nè, mà 6 tháng nữa em đi du học thì phải làm thế nào anh?”
ĐỊNH NGHĨA LẠI TỰ HỌC
Điều này thực sự rất quan trọng, vì mỗi người nhìn nhận tự học theo một góc độ khác nhau.
Bạn mình bảo xem video hướng dẫn trên youtube chẳng phải là đang được dạy đó sao? Nhất định không phải là tự học.
Quan điểm của mình là: cái gì nằm ngoài khuôn khổ “ngày ngày ngoan ngoãn cắp sách đến trường, hết giờ xách đít đi về” là tự học. Mua sách về đọc là tự học. Xem video hướng dẫn trên youtube là tự học. Thậm chí chủ động lên lịch rủ bạn đi luyện phản xạ nói cũng là một dạng tự học.
Vậy cho nên bạn phải hiểu rằng trong mắt mình, tự học không phải là một dạng tự cô lập bản thân và lủi thủi gạo bài một mình. Ngàn lần không, vạn lần không. Tự học là một dạng học chủ động và đòi hỏi kỷ luật từ bản thân ghê gớm.
CHỌN MENTOR NHƯ THẾ NÀO?
Hầu hết những người loay hoay học ngoại ngữ sẽ đi theo con đường thế này, họ đi tìm một người học thiệt giỏi ngoại ngữ, hoặc một người mà bạn bè bảo là dạy giỏi, hoặc là một người dạy…rẻ để bái sư. Nói chung là vái tứ phương để tìm cho mình một chỗ học.
Và bạn cho rằng chỉ cần nhận mentor là một người học ngoại ngữ giỏi là họ có thể truyền dạy hết chiêu thức bí truyền mà họ có cho bạn, để sau 49 ngày đóng cửa phòng miệt mài tu luyện, bạn có thể bước ra khỏi phòng nói lưu loát tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ?
Đời không đơn giản đến vậy. Một cầu thủ giỏi không đồng nghĩa với một huấn luyện viên tài ba. Cho nên bạn cần nghĩ đến chuyện làm thế nào để chọn mentor cho mình nếu bạn cảm thấy hứng thú với góc nhìn mới này.
À, có bao giờ bạn nhìn lại những lời khuyên mà người ta dành cho bạn chưa?
80% trong số đó… không dành cho bạn, mà dành cho chính bản thân người cho lời khuyên. Nói cách khác, trong phần lớn trường hợp, người cho lời khuyên không quan tâm bạn là ai, không quan tâm bạn mạnh chỗ nào, hay yếu nơi đâu. Họ cho lời khuyên dựa trên chính những mong muốn của bản thân họ.
Vậy thì đâu có gì hay ho, vì dù có quân bài gì thì họ cũng chơi y như vậy.
Về cơ bản, một người làm mentor giỏi là người có thể nhìn ra được trình độ của bạn đang nằm ở đâu, nhìn ra được những điểm yếu cần phải cải thiện
Nhưng bạn có biết điều khó nhất khi đi theo con đường tự học cùng mentor là gì không?
Là chuyện chọn mentor á?
Không, không phải.
Là chuyện giữ được kỷ luật học tập. Đó mới là thứ khó khôn cùng.
Khóa học bổ trợ: