Motivational Interviewing
Nay mình nói về Motivational Interviewing nhen. Thoạt nhìn thấy chữ "motivational" thì chắc nhiều bạn nghĩ đến những bài nói truyền cảm hứng và động lực của những người thành công, làm cho chúng ta có cảm hứng thức dậy mỗi sáng.
Nhưng motivational ở đây không phải mang nghĩa "giving you motivation (enthusiasm and determination)" mà nó có nghĩa là "relating to the reason or reasons for acting or behaving in a particular way". Motivational interviewing là những cuộc trò chuyện để giúp đối phương thay đổi một hành vi thường nhật nào đó.
Nói túm lại, mục tiêu cuối cùng của motivational interviewing là để hướng đến "change". Ví dụ như bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về chuyện bỏ rượu, bác sĩ trao đổi với người nhà bệnh nhân về chuyện hút thuốc lá thụ động, v.v.
Mà những chuyện thay đổi này không đơn giản là body-shaming như "Ông giảm cân đi, mập quá rồi đó", hay khuyên bảo qua loa như "Ông ngưng hút thuốc đi, sẽ có lợi cho sức khỏe của ông". Những chuyện đó bệnh nhân biết thừa. Bỏ rượu, bỏ thuốc, giảm cân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống ngủ nghỉ điều độ. Nếu bệnh nhân còn duy trì những thói quen không tốt đó, ắt là có nguyên nhân.
Vậy nguyên nhân đó là gì?
Motivational interviewing sẽ đi sâu vào phần này để tìm hiểu và dẫn đến những lối thoát dưới ánh sáng khách quan và khoa học.
Có nhiều quy trình khác nhau, nhưng có 1 quy trình đơn giản và dễ thực hiện, gồm 4 bước, là OARS.
O là Open-ended question. Hãy bắt đầu bằng 1 câu hỏi mở, để hiểu suy nghĩ và nội tâm của bệnh nhân về chuyện thay đổi. Ví dụ: "Ông nghĩ thế nào về việc hút thuốc lá?"
A là Affirmation, thường dưới dạng khen, khích lệ. Ví dụ: "Cảm ơn ông đã chia sẻ điều này với tôi. Tôi biết rằng không dễ dàng gì để có thể bỏ thuốc, và tôi có thể hiểu được những khó khăn ông gặp phải trong quá trình bỏ thuốc lá."
R là Reflection, nôm na là paraphrase của bệnh nhân, cả những ý đã rõ và những ý chưa rõ. Điều này làm chúng ta khai thác thêm sâu và hiểu rõ được cả hai chiều của câu chuyện, cả ý chí muốn thay đổi và những khó khăn song song. Việc chúng ta thực hiện bước Reflection có thể giúp bệnh nhân chia sẻ thêm, giúp chúng ta hiểu về bệnh nhân thêm.
Bước cuối cùng là S - Summarising. Sau khi chúng ta cảm thấy đã đủ thông tin, chúng ta tóm tắt lại những gì đã trao đổi, và cho thấy hiện tại (chưa thay đổi đủ) và tương lai (đã thay đổi đủ) khác nhau như thế nào.
Và sau 4 bước OARS này, dựa trên những gì chúng ta hiểu về bệnh nhân, về những sự nỗ lực và khó khăn của họ, chúng ta mới bắt đầu nêu ra những sự hỗ trợ phù hợp. Thường nếu chúng ta làm như vậy thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Trước giờ thường chúng ta thường chỉ khuyên người ta thay đổi theo hướng 1 chiều, ít quan tâm suy nghĩ và những điều người ta đã làm. Tuy nhiên motivational interviewing mang lại cho chúng ta một góc nhìn khác, kiểu biết người biết ta. Chưa hiểu người mà cứ ép người ta thay đổi thì âu cũng thật khó.
Khóa học bổ trợ: