Ở Việt Nam, mọi người sử dụng bàn phím QWERTY để đánh máy.
Điều đó cũng chẳng có gì đáng nói, nếu như bạn không bước lên máy bay sang… Lyon.
Ở Pháp, người ta sử dụng bàn phím AZERTY, với cách sắp xếp bàn phím khác. Thật là bất tiện.
Trong lúc bạn tập làm quen với bàn phím AZERTY, bạn sẽ liên tục đánh lỗi, vì tay bạn
đã quá quen với bàn phím cũ, đến nỗi bạn có thể nhắm mắt mà vẫn đánh máy nhanh không sai một từ. Bạn nhầm chữ Q
với chữ A, bạn nhầm…, bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi vì liên tục nhầm lẫn như vậy.
Tốc độ đành máy bằng bàn phím AZERTY vào buổi đầu tập tành của bạn thật đáng thất vọng. Bạn ước gì có thể thay ngay bàn phím khốn nạn trước mặt bằng bàn phím QWERTY quen thuộc, bạn có thể đánh máy với tốc độ 100 từ một giây. Siêu đẳng và nhanh gọn.
Nhưng không, đó là máy của công ty, kết nối sẵn với mạng nội bộ, và bạn không thể thay thế.
Thế là bạn ngồi luyện tập từng ngày, từng ngày. Đêm đêm, bạn về nhà và lại đánh máy với bàn phím QWERTY.
Nhưng bạn không thể dừng lại được. Việc sử dụng cùng lúc hai bàn phím đã trở thành một phần trong công việc thường nhật cua bạn. Cứ sáng sáng chiều chiều, bạn làm việc tại công ty với bàn phím AZERTY. Tối tối, bạn trở về nhà, lại thả mình vào những dòng viết bất tận với bàn phím QWERTY trên laptop của mình. Cho đến một ngày đẹp trời nọ, bạn không còn lẫn lộn nữa. Bạn có thể đánh hai loại bàn phím với tốc độ ngang bằng nhau.
Làm quen và luyện tập một ngôn ngữ mới cũng giống như bạn làm quen và tập luyện với một loại bàn phím mới vậy. Bạn sẽ cảm thấy khó khăn, bạn nhầm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, bạn muốn bỏ không học ngôn ngữ mới nữa vì bạn sợ rằng bạn sẽ không còn thời gian duy trì ngôn ngữ cũ, và chẳng có thời gian để rèn luyện ngôn ngữ mới
Vậy để có thể duy trì ngôn ngữ cùng một lúc, chúng ta cần biến ngôn ngữ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Điều quan trọng đầu tiên, là khi nào chúng ta nên bước sang giai đoạn duy trì? Nghĩa là bạn tạm hài lòng với trình độ ngoại ngữ của mình rồi và không đầu tư quá nhiều thời gian để cải thiện thêm nữa.
Việc quyết định khi nào dừng hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích sử dụng ngoại ngữ của bạn. Ví dụ như bạn cần học tốt tiếng Anh để có thể sử dụng trong môi trường làm việc quốc tế hằng ngày. Rồi một ngày nọ bạn cảm thấy có thể giao tiếp thoải mái, đùa giỡn cười cợt
Sau khi không đầu tư nữa, bạn sẽ quên ngôn ngữ như thế nào?
Làm cách nào để biến ngoại ngữ trở thành một phần cuộc sống?
Ơ, sao các bạn lại đọc mục này? Các bạn phải đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình đi chứ. Làm quái gì có một câu trả lời chung cho tất cả mọi người.
Có người đi làm phiên dịch viên. Ngoại ngữ biến thành một phần của công việc kiếm cháo húp qua ngày.
Có người làm ở công ty nước ngoài. Ngoại ngữ là môi trường làm việc.