6 loại động lực học ngoại ngữ

6 loại động lực học ngoại ngữ
18/04/2025
PHƯƠNG PHÁP HỌC

Bạn mình nó bảo ếu hiểu làm sao chục năm mài đít ghế nhà trường, trăm giờ học bài thiệt chăm chỉ, năm nào cũng học sinh giỏi lãnh tập không xài hết, vậy mà giờ chả nói được tiếng Anh ra hồn. Chắc do hổng có khiếu nó vậy đó. Bọn học giỏi ngoại ngữ gì đấy có gì hay, chẳng qua ăn may có khiếu mà thôi.

Ừ, chung quy cũng tại con tinh trùng. À, và trứng nữa.

Nhiều người quá tập trung vào một khái niệm không tồn tại – là năng khiếu ngôn ngữ, và quên mất hỏi bản thân mình một câu hỏi vô cùng quan trọng (và đóng vai trò quyết định):

“Tại sao chúng ta học ngoại ngữ?”

SO DO

Khi chúng ta xem một việc gì đấy là đáng làm, rằng chúng ta muốn làm điều ấy lắm lắm, thì hiệu suất thể hiện cũng cao hơn so với khi chúng ta miễn cưỡng. Khoảng chênh lệch ấy được tạo nên từ những nỗ lực mà chúng ta vui lòng bỏ thêm ra. Làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít mà heng.

Thông thường, có 6 loại động lực. 3 đến từ chính bản thân chúng ta, tạm gọi là tích cực. 3 loại động lực này tạo nên trạng thái “muốn làm”. 3 đến từ bên ngoài, tạm gọi là tiêu cực. 3 loại động lực tiêu cực này tạo nên trạng thái “phải làm”.

  • Động lực số 1: Chúng ta học vì vui.

Kiểu như là bạn khoái tiếng Pháp lắm, nghe nó đã gì đâu, học tiếng Pháp thấy thiệt là nhẹ nhàng thanh thoát. Hay mỗi lần xem mấy TED talk trên youtube thấy bổ ích thấy mẹ, à không, thấy học được thêm bao nhiêu là thứ, thiệt là giải trí. Bởi vậy có thời gian rảnh là bạn lao vào học ngoại ngữ liền, giống như một sở thích cá nhân vậy.

Capture

Tuy nhiên, nếu bình sinh các bạn ko yêu cuồng mê đắm việc học ngoại ngữ thì cũng chả sao. Chúng ta vẫn có thể đạt được mục tiêu nhờ 2 loại động lực tích cực ở dưới đây (số 2 và số 3).

  • Động lực số 2: Chúng ta học vì một mục tiêu cụ thể nào đó.

Kiểu như đạt IELTS 7.5 để qua Úc học sau đại học. Mục tiêu cụ thể, kế hoạch rõ ràng, quyết tâm lên cao chót vót. Bạn học đêm quên ăn ngày quên ngủ, học như thể ngày mai không còn được học nữa, cần cù chăm chỉ gấp chục lần bọn yêu cuồng mê đắm ngoại ngữ. Xong 1 năm sau tự nhiên giỏi, chả hiểu tại sao luôn. Ừ, chả hiểu tại sao luôn.

Capture 1

  • Động lực số 3: Chúng ta học vì một tiềm năng nào đó.

Chẳng hạn như bạn tin rằng giỏi ngoại ngữ sẽ giúp tương lai của bạn sáng chói lói luôn. So với loại động lực thứ hai thì tiềm năng mơ hồ hơn, cho nên sức mạnh cũng kém hơn một chút.

Capture 2

  • Động lực số 4: Chúng ta học vì áp lực cảm xúc.

Kiểu như đang thả thính con bé cùng lớp Anh Văn mà học dở hơn đâu có được, nó quánh giá mình chết, nên phải cố học cho giỏi. Sau này phát hiện ra con bé ấy chỉ thích người giỏi tiếng Pháp, là thôi con tim vụn vỡ, dốt tiếng Anh từ dạo ấy.

Capture 3

  • Động lực số 5: Chúng ta học vì áp lực tiền bạc.

Kiểu như quăng 1 cục tiền vô British Council học, xong thấy tốn tiền dữ quá, phải ráng học cho đỡ phí. Sau khi hết khóa, cảm thấy nhẹ gánh trong lòng, bèn đốt hết sách vở đi để quên đi một thời “đau đớn”.

Capture 4

  • Động lực số 6: Chúng ta học vì …ếu biết tại sao phải học.

Kiểu như đến giờ đến tiết là xách cặp đi học thôi, hỏi tại sao học thì chả biết, ờ chắc tại chưa tìm ra lý do để nghỉ.

Capture 5

Xếp từ cao xuống thấp, động lực học vì vui là mạnh nhất, sau đó đến học vì mục tiêu cụ thể, và học vì tiềm năng tương lai.

Picture1

Mô hình 6 loại động lực này giúp lý giải tại sao bọn polyglots có thể giỏi nhiều ngoại ngữ đến như vậy. Tụi này toàn thành phần tự học, cảm thấy học ngoại ngữ là một việc thú vị đáng để làm mỗi ngày (loại 1). Bạn sẽ hiểu tại sao Jack Ma giỏi tiếng Anh, ông thường xuyên nhắc đến loại động lực số 3 trong các bài nói chuyện của mình. Bạn cũng sẽ hiểu tại sao Bill Gates giỏi tiếng Anh. À ờ, tại ổng là người Mỹ.

Cho nên nếu xui rủi chưa giỏi ngoại ngữ, hãy đừng đổ thừa cho trứng và tinh trùng. Hãy hỏi bản thân mình tại sao lại muốn giỏi ngoại ngữ, heng.

Khóa học bổ trợ:

Đăng ký nhận tài liệu
tiếng Anh Y khoa!