Hôm bữa mình dạy giao tiếp với bệnh nhân bằng tiếng Anh, thấy các anh chị học viên có thắc mắc như thế này: “Chúng ta nên nói gì khi bệnh nhân có vẻ như không tuân thủ y lệnh?”
Có rất nhiều cách để nói theo kiểu parent style, tức là kiểu “tui nói bạn phải nghe nha, không bàn cãi gì thêm heng”. Ví dụ như:
- “If you do not follow my advice, it may have adverse effects on your health.”
- “The results of not getting the treatment can be detrimental.”
- “This is the reason why you need to get admitted/undergo this treatment.”
- “For this reason, you need to…”
- “If you do not take your medication on time, it might delay the recovery time.”
- “I hope you understand why it is important for you to stick to the diet/undergo the tests/take the pills/not smoke/to get plenty of rest, otherwise…”
- “If you do not modify your lifestyle, your disease may progress.”
- “Your condition might get worse quickly if you discharge against medical advice.”
Tuy nhiên, một kiểu tiếp cận hiệu quả hơn sẽ là dành thời gian tìm hiểu kỹ lý do của bệnh nhân đằng sau quyết định (mà mình cảm thấy “kỳ kỳ”) đó. Ví dụ trường hợp một bệnh nhân nghe bác sĩ giải thích phải uống thuốc huyết áp hoài hoài luôn, không được ngưng, thì có vẻ không đồng ý, và chỉ muốn thay đổi chế độ ăn, chúng ta có thể hỏi như sau:
- Kiểu tiếp cận thứ nhất: chúng ta có thể dùng kỹ thuật reflection của Motivational Interviewing để khuyến khích bệnh nhân nói thêm: "You're concerned about taking medications forever." Và dừng ở đó, để họ tiếp tục fill the gap.
- Kiểu tiếp cận thứ 2 trực diện hơn 1 chút: "It seems to me that you're really concerned about taking medicines for a long time. Tell me more about that.”Và khi hiểu rõ được nguyên nhân/nỗi sợ/trở ngại của họ, và hiểu được điều gì là quan trọng đối với họ, chúng ta có thể điều chỉnh cách giải thích sao cho phù hợp và hiệu quả.